PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:



Tìm thấy 112 thuật ngữ gần giống
Quyền thương mại chung

Quyền do Bên nhượng quyền trao cho Bên nhượng quyền thứ cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho các Bên nhận quyền thứ cấp. Bên nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lại quyền thương mại chung đó nữa.

Hợp đồng phát triển quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo đó Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định.

Dịch vụ thương mại

Dịch vụ gắn liền với thương mại nhằm phục vụ cho việc thương mại (vd. Dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, dịch vụ quảng cáo thương mại) được quy định trong Luật thương mại. Phân biệt với các dịch vụ khác (vd. Dịch vụ khám, chữa bệnh, tư vấn pháp luật ….), do quy định của các văn bản pháp luật điều chỉnh.

Quyền thương mại

Bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây: 

- Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền; 

- Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung

- Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung; 

- Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.

Bên nhượng quyền thương mại thứ cấp

Thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp.

Bên nhận quyền thương mại

Thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.

Bên nhượng quyền thương mại

Thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.

Nhượng quyền thương mại

Hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

 

Nguồn: Luật thương mại

Tổ chức thương mại thế giới - WTO

Là một tổ chức quốc tế được thành lập nhằm mục tiêu tăng cường tự do hóa thương mại trên toàn thế giới vì sự phát triển của tất cả các quốc gia. Đến nay WTO đã có trên 150 nước thành viên chính thức khắp năm châu. Cơ quan cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng gồm đại diện tất cả các thành viên của WTO. Thay mặt Hội nghị bộ trưởng là Hội đồng chung. WTO có tổng số 30 cơ quan chuyên ngành và họp thường xuyên.

Trợ cấp thương mại

Sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ dành cho tổ chức, cá nhân khi sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào nước khác và đem lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân đó.

Sử dụng chỉ dẫn thương mại

Các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó;

Chỉ dẫn thương mại

Các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, gồm nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá...

Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu

Ưu đãi không giới hạn về địa lý giữa các nước đang phát triển nhằm ưu đãi đặc biệt và giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan cản trở thương mại.

Môi giới thương mại

Hoạt động của thương nhân (người môi giới thương mại) làm trung gian cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại trong việc đàm phán, kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ thương mại để hưởng thù lao.

 

Nguồn: Luật thương mại

Miễn trách nhiệm trong hợp đồng thương mại quốc tế

Không thực hiện đúng nghĩa vụ đã ghi trong hợp đồng thương mại quốc tế nhưng không phải chịu trách nhiệm trước những hậu quả phát sinh do chính hành vi không thực hiện nghĩa vụ đó gây nên.

Chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế

Đồng ý của người được chào hàng với những đề nghị của người chào hàng trong thương mại quốc tế. Chấp nhận chào hàng chỉ có giá trị làm phát sinh quan hệ pháp lý giữa người chào hàng và người được chào hàng khi người chào hàng nhận biết được sự chấp nhận của người được chào hàng.

Hoạt động thương mại

Hoạt động do thương nhân thực hiện nhằm mục đích sinh lợi.

Một hoạt động được gọi là hoạt động thương mại khi thỏa mãn những điều kiện sau: hoạt động do thương nhân thực hiện; hoạt động phải trong khuôn khổ hướng dẫn của thương nhân; hoạt động được thực hiện phải có mục đích nhằm sinh lời.

 

Xem thêm: Luật thương mại


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.1.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!